Thoái hóa cột sống thắt lưng có nguy hiểm không?

Bệnh thoái hóa cột sống m47

Thoái hóa đốt sống lưng ( hay còn gọi là thoái hóa cột sống thắt lưng ) là một căn bệnh nguy hiểm, mang đến những cơn đau dai dẳng cho người bệnh. Không giống với những loại bệnh khác, thoái hóa đốt sống lưng có diễn biến bệnh tương đối chậm, chỉ đến khi người bệnh đau đớn kéo dài thì mới phát hiện.

Để có thể nhanh chóng nhận biết những triệu chứng cũng như nguy cơ mắc bệnh, mỗi người cần phải có những kiến thức nhất định về căn bệnh này.Từ đó mới có thể xây dựng cho mình một lối sống phù hợp, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tới mức thấp nhất có thể.

Bệnh thoái hóa đốt sống lưng là gì?

Theo y học hiện đại, thoái hóa đốt sống lưng là một thuật ngữ chuyên ngành mô tả tình trạng cột sống ở vùng thắt lưng gặp những vấn đề bất ổn. Khi bị thoái hóa đốt sống lưng, bệnh nhân cảm thấy đau đớn ở phần cột sống.

Bệnh thoái hóa cột sống m47

Trong một số trường hợp nhất định, bệnh nhân còn cảm thấy đau ở lưng, sau đó lan dần xuống chân, tay. Thậm chí ở những trường hợp nặng, trên cơ thể người bệnh còn xuất hiện những khối xương nhỏ, khi sờ vào cảm thấy đau đớn dữ dội. Điều này khiến cho chất lượng cuộc sống, hiệu suất làm việc của người bệnh bị ảnh hưởng một cách trầm trọng.

Đáng sợ hơn cả, bệnh thoái hóa đốt sống lưng không có triệu chứng rõ ràng. Rất nhiều người lầm tưởng rằng khi bị bệnh sẽ cảm thấy đau lưng hoặc đau phần cột sống. Thế nhưng đó chỉ là một trong vô vàn những triệu chứng của các bệnh khác.

Để có thể khẳng định mình có bị thoái hóa đốt sống lưng hay không, bệnh nhân cần phải đến các cơ sở y tế để thăm khám. Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán, sau đó khẳng định bạn mắc phải tình trạng cụ thể nào đó. Các tình trạng mà một người có thể mắc phải khi bị thoái hóa đốt sống lưng bao gồm: Thoái hóa đĩa đệm thắt lưng, viêm xương khớp, hoặc hẹp ống sống thắt lưng.

Tác động của bệnh thoái hóa đốt sống lưng đến sức khỏe con người

Khi một người bị thoái hóa đốt sống lưng, người đó không chỉ đơn thuần là chịu những cơn đau dai dẳng kéo dài, mà còn phải đối mặt với rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể như:

  • Viêm xương khớp ở các mặt khớp

Để cho các đĩa đệm cột sống và vùng không gian đĩa có thể kết nối được với nhau cần nhờ đến một bộ phận có tên là mặt khớp. Trong khi đó, sụn là bộ phận nằm giữa các đốt xương sống tựa như một miếng đệm giúp cho các khớp của bạn hoạt động một cách nhịp nhàng, uyển chuyển.

Bệnh nhân bị mắc bệnh viêm xương khớp sẽ dẫn đến tình trạng sụn bị mòn, từ đó không thể cung cấp đệm cho các khớp. Người bệnh cảm thấy đau đớn khi đi lại, vận động. Những cơn đau xuất hiện dai dẳng ở cột sống lưng, khuỷu chân khuỷu tay. Trong nhiều trường hợp bệnh nhân còn không thể cử động lưng được.

  • Hẹp ống xương thắt lưng

Hẹp ống xương sống thắt lưng thường gặp ở những người cao tuổi, tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp, bệnh còn gặp ở cả trẻ em do dị tật bẩm sinh ở cột sống. Khi gặp phải bệnh này, các kênh xương trên người bệnh nhân sẽ bị thu hẹp từ đó tác động đến rễ thần kinh cũng như tủy sống.

Triệu chứng cơ bản của bệnh hẹp ống xương thắt lưng đó là bệnh nhân cảm thấy đau đớn ở phần lưng, chân tay cảm thấy tê và ngứa. Khi bệnh nhân vận động tình trạng đau đớn càng trở nên nghiêm trọng. Cơn đau chỉ giảm bớt khi bệnh nhân nằm hoặc ngồi. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ khiến cho bệnh nhân hạn chế khả năng vận động của mình, thậm chí bại liệt.

  • Thoái hóa đĩa đệm thắt lưng

Đây là căn bệnh chỉ xuất hiện ở những người già, khi mà xương đã bắt đầu có dấu hiệu lão hóa trầm trọng. Đĩa đệm cột sống là một bộ phận có hình dạng tương tự như một chiếc đĩa, dạng gel nằm giữa hai xương cột sống.

Nhiệm vụ của đĩa đệm cột sống là cung cấp bước đệm cho xương khiến cho chúng không ma sát với nhau. Thành phần chủ yếu của đĩa đệm cột sống là collagen và nước.

Bước vào độ tuổi lão hóa, con người ta mất dần nước một cách tự nhiên. Điều đó đồng nghĩa với việc các đĩa đệm hoạt động kém đi trông thấy, đó cũng là lúc bệnh thoái hóa đĩa đệm “ ghé thăm” con người.

Người mắc bệnh này thường cảm thấy đau đớn ở vùng thắt lưng và cả vùng chân. Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm thấy rõ nét những triệu chứng của cơn đau kéo dài. Chính vì thế để khẳng định xem bản thân có bị thoát vị đĩa đệm hay không, người bệnh chỉ có thể tiến hành xét nghiệm và chờ đợi kết luận của bác sĩ.

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống lưng?

Có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên những nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến như sau:

  1. Do quá trình lão hóa của con người: Thoái hóa là một quá trình mà bất cứ ai cũng phải tuân theo quy luật này. Ở độ tuổi càng cao, cơ thể bạn càng dễ bị thoái hóa. Trên thực tế, tình trạng thoái hóa sẽ dần dần bắt đầu khi bạn bước qua tuổi 30 trở đi.
  2. Do ăn uống không đảm bảo: Những đối tượng bị thiếu hụt vitamin D, thiếu canxi, thiếu dưỡng chất Glucosamine thường dễ bị mắc bệnh thoái hóa đốt sống lưng nhất. Những đối tượng sử dụng rượu bia, chất kích thích, các loại nước ngọt trong thời gian dài cũng sẽ làm hao hụt lượng dưỡng chất cần thiết cho xương khớp. Từ đó dễ bị mắc các bệnh liên quan đến cơ xương khớp hơn người bình thường.
  3. Do tai nạn thương tích: Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu không may bị các loại chấn thương, va đập cũng dễ gây nên bệnh thoái hóa cột sống. Lúc này tình trạng thoái hóa cột sống được xem là di chứng của tai nạn thương tích tác động tới người bệnh.
  4. Di truyền: Một số người có sẵn các tổn thương bẩm sinh từ khi mới chào đời. Chính điều này đã khiến cho người bệnh bị những hiện tượng như: gù bẩm sinh, cong vẹo cột sống, từ đó gây ra bệnh.
  5. Biến chứng nguy hiểm của các loại bệnh như: tiểu đường, mãn kinh, suy thận, vv đều khiến gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống lưng.

Những thực phẩm được khuyên dùng cho người bị thoái hóa đốt sống lưng

Người bị thoái hóa đốt sống lưng nên sử dụng nhiều loại thực phẩm như:

Đậu nành: Tác dụng cực tốt trong việc phòng ngừa loãng xương ở con người, đảm bảo việc duy trì các dưỡng chất liên quan đến việc đảm bảo sức khỏe của xương.

Rau củ quả: Cung cấp dồi dào lượng vitamin, giúp cho cơ thể luôn khỏe khoắn từ đó sinh ra những loại dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển và nuôi dưỡng xương.

Các món ăn được nấu từ sườn, bò: Cực tốt trong việc bồi bổ xương cốt cho mọi lứa tuổi.

Các loại hải sản: Cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của xương. Đặc biệt, canxi tự nhiên có trong hải sản sẽ giúp cho xương thêm phần chắc khỏe.

Nhìn chung, bệnh thoái hóa đốt sống lưng là một trong những bệnh phổ biến nhất ở con người, đặc biệt là những người cao tuổi. Để có thể phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả, mỗi người cần phải rèn luyện cho mình ý thức sinh hoạt và ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn trẻ. Có như thế mới đảm bảo có một cuộc sống thực sự hạnh phúc.

Phùng Hưng

Phùng Hưng

Hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe đối với mỗi người, tôi hi vọng những thông tin mà mình cung cấp sẽ giúp mọi người có thêm nhiều bí kíp để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình thật tốt.

      Chăm Sóc Health
      Logo