Suckhoekhop thống kê 8 nguyên nhân đau khớp gối ở người trẻ

nguyen nhan dau khop

Nói đến đau nhức, đặc biệt là đau khớp gối, nhiều người trong chúng ta nghĩ đây là hiện tượng chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Quan điểm này hiện nay không còn đúng. 

Bởi vì, đau khớp gối vẫn có thể xảy ra ở người trẻ. Suckhoekhop đã thống kê và chỉ ra có 8 nguyên nhân phổ biến gây ra đau khớp gối ở người trẻ hiện nay. 

Triệu chứng đau khớp gối là gì?

Bất cứ căn bệnh nào cũng có những triệu chứng riêng của nó, đau khớp gối cũng vậy. Chúng ta hãy cùng điểm qua các triệu chứng phổ biến mà hầu như ai bị đau khớp gối cũng sẽ ít nhất một lần trải qua. 

Đau khớp gối tất nhiên biểu hiện triệu chứng ban đầu là các cơn đau kéo đến. Nếu bạn nghĩ đau khớp gối là chỉ bị đau đúng chỗ khớp ở gối là hoàn toàn không đúng. Thực tế, các cơn đau có thể đau xung quanh vùng gối và các vùng lân cận.

Dau khop goi

Thực chất, không phải những vị trí xung quanh cũng bị đau, mà do cơn đau kéo dài, đau nhiều nên khiến người bệnh không xác định được chính xác vị trí. Ban đầu, các cơn đau chỉ là thoáng qua, đau nhẹ khiến nhiều người không mấy bận tâm. 

Càng về sau, cơn đau càng nhiều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Các cơn đau sẽ thường xuất hiện về đêm, khi thời tiết thay đổi, nhất là lúc trời lạnh sẽ càng đau nhiều hơn. 

Khi bạn vận động mạnh như chơi thể thao, mang vác nặng cũng làm cơn đau thêm trầm trọng. Tình trạng sẽ đỡ hơn khi bạn được nghỉ ngơi, nhưng không hết đau hoàn toàn.

Ngoài các cơn đau, thì cứng khớp cũng là một trong các triệu chứng của đau khớp gối. Đặc biệt là vào buổi sáng, sau một khoảng thời gian không hoạt động thì các khớp sẽ bị đơ cứng gây khó chịu cho người bệnh. Bạn phải mất một lúc để massage, xoa bóp các khớp thì mới có thể xuống giường. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do các khớp bị khô. Sau một đêm, dịch khớp bị giảm không tiết các dịch nhờn để bôi trơn giúp khớp hoạt động linh hoạt nên gây ra khô cứng khớp. Bạn phải mất một thời gian để các khớp bình thường trở lại thì mới có thể hoạt động.

Các khớp gối khi bị đau còn có tác động lớn đến quá trình vận động, đi lại của chúng ta. Bạn sẽ cảm nhận rõ điều này khi lên xuống cầu thang, sau khi ngồi xổm cần đứng lên và khi co đầu gối. Người bệnh sẽ đi khập khiễng, khó đi nhanh và vận động mạnh. 

Khi đau khớp gối rơi vào tình trạng nặng đồng nghĩa với việc gối của bạn sẽ bị sưng viêm khá nghiêm trọng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại của bạn. Thậm chí, bạn sẽ phải phẫu thuật để điều trị bệnh.

8 nguyên nhân đau khớp gối được Suckhoekhop thống kê

Chúng ta thường nghĩ, sức khỏe người trẻ rất tốt, đặc biệt, các hệ cơ xương rất khỏe nên không thể đau nhức như người lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng đau khớp ở người trẻ lại khá phổ biến gây khó khăn trong sinh hoạt và công việc. Nếu biết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, người trẻ sẽ khá bất ngờ.

Các nguyên nhân gây đau khớp gối ở người trẻ được Suckhoekhop thống kê gồm có 8 nguyên nhân. Chúng ta cùng lần lượt điểm qua các nguyên nhân này để tìm hướng điều trị hợp lý và kịp thời cho căn bệnh đau khớp gối. 

1. Gãy xương

Gãy xương là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp gối và đau nhức ở nhiều nơi trên cơ thể ở nhiều người. Việc xảy ra các tai nạn ngoài ý muốn là điều không thể tránh khỏi. Nhất là với người trẻ, chúng ta thường ỷ lại vào sức khỏe nên khi đau nhức nhẹ rất ít quan tâm và tìm kiếm nguyên nhân. 

gay xuong

Khi bạn bị tai nạn giao thông hoặc lao động mạnh gây gãy xương thì sẽ có cảm giác đau nhức, sưng tấy, khó di chuyển.

2. Trật khớp

Trật khớp là nguyên nhân khá phổ biến và dễ mắc phải của nhiều người gây đau nhức xương khớp. Các khớp xương của chúng ta dễ bị trật khi bạn làm việc nặng, hoạt động nhanh khiến các khớp không bắt kịp. Khớp bị trật sẽ gây sưng tấy, đau và khó khăn trong di chuyển. 

Trong một số trường hợp, nếu trật khớp nặng bạn phải đến gặp bác sĩ để “nắn” lại xương khớp, đưa nó trở lại “hàng ngũ” thì mới có thể vận động. 

3. Chấn thương dây chằng trước

Dây chằng là một trong các bộ phận quan trọng có chức năng cố định và kiểm soát chuyển động của các khớp. Dây chằng trước ACL là 1 trong 4 dây chằng ở khớp gối, ngoài nhiệm vụ chung của dây chằng thì còn giúp hạn chế khớp vận động mạnh. 

Tuy nhiên, với những người hay chơi thể thao thì lại rất dễ bị chấn thương ACL. Đặc biệt là trong trường hợp không thể kiểm soát được cường độ hoạt động của mình. 

Các môn bóng đá, bóng rổ, tennis, cầu lông,… là một  trong những môn thể thao dễ gây chấn thương dây chằng trước.

4. Chấn thương dây chằng chéo sau

Ngoài dây chằng trước thì dây chằng chéo sau cũng dễ bị chấn thương khi hoạt động mạnh do luyện tập thể thao quá mức hoặc thay đổi tư thế một cách đột ngột. 

Bởi vì, dây chằng chéo sau cung cấp một trục quay ổn định để các khớp hoạt động được linh hoạt hơn, tránh tình trạng xương chày bị xoay ra ngoài. Vậy nên, nếu bạn hoạt động quá mức, trục quay này không kịp xoay lại sẽ gây đau nhức xương khớp.

5. Rách sụn chêm

Nghe có vẻ khá nghiêm trọng đó là tình trạng sụn chêm bị rách. Sụn chêm nằm giữa xương chày và xương đùi. Nó như một miếng đệm chêm xen giữa hai bộ phận này. 

Nếu như miếng đệm này bị rách đột ngột (bạn có thể nghe được tiếng lắc rắc bên trong khớp) thì sẽ gây nguy hiểm. Các khớp của bạn sẽ bị lão hóa gây đau nhức đầu gối. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng ngày một nặng hơn gây nguy hiểm.

6. Viêm bao hoạt dịch

Các khớp của chúng ta cần có chất dịch bôi trơn để có thể hoạt động được trơn tru. Bao hoạt dịch là túi nhỏ chứa các chất lỏng (dịch nhờn) để bôi trơn giúp cho các khớp và dây chằng chuyển động dễ dàng. 

Trong nhiều trường hợp, do hoạt động mạnh hoặc các yếu tố khác làm các túi này bị viêm, sưng. Lâu ngày, dịch nhờn không đủ để khớp hoạt động gây đau nhức ở người bệnh. 

7. Viêm gân bánh chè

Gân bánh chè đóng vai trò quan trọng trong chuyển động của đùi, giúp chúng ta duỗi thẳng chân, thực hiện các hoạt động chạy nhảy. Trong trường hợp bạn vận động quá nhanh và mạnh thường xuyên, lâu ngày sẽ gây tác động lên gân bánh chè. 

Về lâu dài, gân bánh chè sẽ sưng, viêm do không kịp hồi phục. Nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến vận động, đi lại về sau của bạn. 

8. Thoái hóa khớp

Nguyên nhân cuối cùng cũng là nguyên nhân nghiêm trọng nhất của chứng đau khớp gối chính là khớp bị thoái hóa. Thoái hóa khớp tức là các sụn khớp bị bào mòn, giống như bị mất lớp đệm, hai đầu xương va chạm trực tiếp vào nhau khi hoạt động gây đau nhức, viêm khớp gối, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt. 

thoai hoa khop

Nếu như lúc trước, nguyên nhân này chỉ xảy ra ở người lớn tuổi thì hiện nay lại xảy ra khá phổ biến với người trẻ. Bởi lẽ, người trẻ lười vận động, chế độ sinh hoạt không khoa học và chủ quan khi bị đau nhức thường cố lướt qua, không thăm khám bác sĩ để tìm nguyên nhân điều trị. 

Cách giảm đau khớp gối không dùng thuốc

Nếu như tình trạng đau khớp gối của bạn chỉ mới bắt đầu, có thể điều trị mà không cần dùng đến thuốc thì bạn nên tự điều trị cho mình tại nhà ngay. 

Bạn cần có chế độ làm việc, vận động và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức, cố gắng vượt qua cơn đau vì như vậy sẽ càng làm cơn đau thêm trầm trọng. 

Tránh vận động mạnh, không để đầu gối bị va chạm là yếu tố tiên quyết và cần được chú ý hàng đầu.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cần cân bằng các dưỡng chất, đặc biệt là bổ sung các chất cần thiết cho xương khớp, các chất chứa vitamin D, canxi. Không nên ăn quá mặn vì muối khiến khớp gối dễ tích nước tạo nên phù nề, nặng nề gây hại cho khớp gối. 

Bạn cần có các bài tập nhẹ và massage nhẹ nhàng để các khớp, đặc biệt là khớp gối thích ứng và dần dần trở lại bình thường, linh hoạt hơn. 

Đau khớp gối khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn không nên chủ quan với chứng đau khớp gối. Trong một số trường hợp, bạn cần lập tức đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời, không nên để tình trạng quá nặng, khó điều trị.

Theo trang medilife.vn, khi bạn bị đau liên tục trong nhiều ngày liền, bạn gặp khó khăn trong quá trình vận động, đi lại thì có thể bạn đã bị trật khớp, gãy xương mà không hay biết. Hoặc bạn đã bị viêm bao hoạt dịch. Lúc này, bạn nên đến bác sĩ thăm khám ngay để có phác đồ điều trị hợp lý và kịp thời. 

Dau khop goi (2)

Đầu gối bạn bị đơ cứng, bạn không thể co hoặc duỗi thẳng chân. Nếu duỗi thẳng sẽ bị đau nhức đến mức không chịu được thì có thể bạn đã bị viêm bao hoạt dịch, rách sụn chêm, viêm gân bánh chè. Trong trường hợp này, bạn hãy nhờ người nhà đưa đến bác sĩ ngay lập tức để thăm khám tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị. 

Đầu gối bạn bị phù nề, sờ vào như có tích nước bên trong, bạn đi khập khiễng, không thể bước đi nhanh, nếu càng cố gắng đi thì sẽ càng đau nhức, khó chịu thì bạn không nên chủ quan. Bạn cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám vì có thể khớp gối của bạn đã bị viêm khá nghiêm trọng. 

Có thể bạn bị va đập mạnh gây chấn thương. Ngay lúc đó, có tiếng động (rắc) phát ra ngay tại đầu gối thì bạn nên bình tĩnh. Ngồi yên, dùng tay đỡ lấy đầu gối, thử nhẹ nhàng duỗi chân. Nếu không duỗi được hoặc cảm thấy rất đau thì hãy đến ngay bác sĩ vì có thể xương khớp bị gãy hoặc trật khá nguy hiểm. 

Đau khớp gối có thể là căn bệnh nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Nó còn có thể để lại nhiều di chứng không mong muốn cho người bệnh. Vì thế, ngay khi có những dấu hiệu ban đầu, chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân để có hướng khắc phục và điều trị hợp lý.

Phùng Hưng

Phùng Hưng

Hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe đối với mỗi người, tôi hi vọng những thông tin mà mình cung cấp sẽ giúp mọi người có thêm nhiều bí kíp để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình thật tốt.

      Chăm Sóc Health
      Logo