Những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh Gout ngày càng có xu hướng tăng lên và rất khó kiểm soát, dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dù bệnh phổ biến nhưng cũng không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị như thế nào hiệu quả. Vậy bệnh Gout là gì, hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về bệnh Gout
Bệnh gout là một bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa purin, tăng axit uric trong máu dẫn tới muối urat bị ứ đọng tại các khớp. Hậu quả là gây ra tình trạng viêm khớp, thường xuất hiện ở khớp đầu gối, mắt cá chân, bàn chân và cổ tay, ngón chân cái.

Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh Gout ở nam giới thường cao hơn so với nữ và thường khởi phát ở độ tuổi từ 35 tuổi trở lên.
Nguyên nhân gây nên bệnh Gout
Sự gia tăng nồng độ acid uric bất thường trong máu chính là nguyên nhân tạo ra các cơn gout. Các phân tử axit uric bình thường sẽ không có hại và được đào thải qua bài tiết; tuy nhiên nếu nồng độ lớn trên 420 μmol/L sẽ làm tích tụ, kết tủa thành các tinh thể muối urat tại các vị trí khớp sụn. Điều này dẫn đến tình trạng sưng tấy, viêm ở xương khớp sụn. Những nguyên nhân dưới đây là tác nhân gây bệnh Gout:
- Di truyền: Nếu như trong gia đình có ông bà hoặc bố mẹ mắc bệnh Gout thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh khoảng 20%. Các bệnh nhân này do rối loạn tổng hợp purin gây tăng acid uric. Đây là bệnh Gout nguyên phát.
- Giới tính: Tỷ lệ nam giới mắc bệnh Gout cao hơn nữa vì do lối sống, chế độ ăn uống nhiều chất đạm.

- Uống nhiều đồ uống chứa cồn: Làm rối loạn quá trình chuyển hóa acid uric trong máu nguyên nhân là do việc sử dụng nhiều rượu bia, đồ uống có cồn. Theo các nguyên cứu đã chỉ ra rằng, có đến 70% người bị bệnh Gout là do thường xuyên uống rượu bia nhiều.
- Béo phì: Những người béo phì, thừa cân cũng có nguy cơ mắc bệnh Gout cao gấp 3 lần so với người bình thường do hàm lượng acid uric trong máu cao, nhưng khả năng bài tiết để đào thải thấp.
- Do ảnh hưởng của một số thuốc: Nếu dùng các thuốc lợi tiểu Thiazid, thuốc giảm đau aspirin, Parkinson,… cũng làm giảm khả năng đào thải acid uric qua thận, gây rối loạn chuyển hóa, dẫn đến bệnh Gout thứ phát.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Việc thường xuyên dùng thức ăn chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ và nhiều chất purin,…. sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh Gout.
- Cơ thể nhiễm chì nhiều: Do tác động từ môi trường hoặc qua đường ăn uống khiến cơ thể bị nhiễm chì sẽ làm rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu, gây ra bệnh Gout.
- Mắc một số bệnh lý: Cơ thể tăng acid uric còn có liên quan đến một số bệnh rối loạn chuyển hóa khác như bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu,…
- Lạm dụng vitamin có chứa niacin: Dùng nhiều vitamin này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout.
Biểu hiện của bệnh Gout
Không khó để bạn nhận biết bệnh Gout, bởi căn bệnh này có những dấu hiệu khá đặc trưng. Thông thường bệnh Gout sẽ tiến triển theo từng giai đoạn như sau:
Sưng ngón chân và đau nhức dữ dội
- Khi mới phát bệnh, bạn sẽ thấy đau nhức ở ngón chân cái rồi lan sang các khớp khác như ở đầu gối, mắt cá chân, cổ tay, ngón tay,…
- Cơ đau dữ dội, đặc biệt vào ban đêm. Ban đầu chỉ đau một chút rồi hết nhưng càng về sau thì cơn đau kéo dài vài tiếng.
- Xuất hiện vết sưng, bầm tím ở vùng da tại vị trí Gout.
- Một số trường hợp, người bệnh có dấu hiệu sốt cao trên 38 độ.
Xuất hiện hạt tophi ở vị trí các khớp
Giai đoạn này bệnh đã trở nặng hơn, với 3 triệu chứng sau:

- Xuất hiện các hạt tophi ở các khớp, xung quanh khớp hoặc ở vành tai. Đây là biểu hiện cho thấy bệnh Gout đã chuyển sang mãn tính. Các cục tophi này khi mới hình thành rất nhỏ, có màu trắng và di động qua lại được. Đến khi acid uric trong máu cao lên thì những hạt này cũng bắt đầu tạo thành khối u. Đặc điểm của chúng là cứng với nhiều kích cỡ khác nhau, sưng đỏ và gây nóng rát.
- Cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn và đau dai dẳng kéo dài do các khối u to lên.
- Nếu không điều trị kịp thời bệnh trở nặng, người bệnh sẽ giảm dần khả năng vận động.
Các biến chứng thường gặp của bệnh Gout
Bệnh Gout nếu chủ quan không chữa trị sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:
- Khớp xương bị biến dạng
Khớp bị viêm kéo dài sẽ hình thành các cục u gọi là hạt tophi cùng với quá trình thoái hóa khớp diễn ra mạnh khiến cho khớp xương bị biến dạng. Mọi hoạt động của khớp không còn được linh hoạt như trước, việc di chuyển đi lại rất khó khăn. Khi các hạt tophi này to dần sẽ làm chèn ép lên các mạch máu và dây thần kinh, dẫn đến các bệnh về mạch máu và thần kinh ngoại biên.
- Thận bị hủy hoại
Thận chính là cơ quan trực tiếp để bài tiết acid uric thông qua nước tiểu. Chính vì vậy, khi bị Gout, thận là bộ phận trực tiếp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do sự lắng đọng các tinh thể muối urat. Nếu kéo dài sẽ khiến người bệnh bị suy thận, viêm khe thận, sỏi thận, tắc ống thận,…
- Gây đột quỵ
Đột quỵ là một trong các biến chứng của bệnh Gout nguy hiểm mà người bệnh có thể đối mặt. Trong trường hợp bệnh Gout mãn tính kéo dài lâu năm có thể dễ bị tai biến do các tinh thể muối urat lắng đọng ở các mảng xơ vữa trong mạch máu, làm tổn thương hệ máu, khả năng lưu thông máu kém. Chính vì vậy, người bệnh dễ bị tích tụ máu ở não, gây nhồi máu cơ tim,…. dễ đến đột quỵ.
Ngoài ra, bệnh Gout phát triển ở giai đoạn cuối dễ gây loãng xương hoặc tàn phế.
Điều trị bệnh Gout
1. Dùng thuốc tây để chữa trị bệnh Gout
Các loại thuốc hạ acid uric: Allopurinol, Febuxostat là những loại thuốc được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân Gout giúp hạ acid uric trong máu. Tuy nhiên với những người bị bệnh tim, suy thận không được dùng.

Thuốc kháng viêm giảm đau: Colchicine, Corticosteroid làm ổn định độ pH và ngăn chặn tinh thể muối urat kết đọng ở các khớp.
Thuốc chống viêm không steroid: Nhóm thuốc này gồm có các loại thuốc như natri naproxen, ibuprofen, indometacin, celecoxib,…
2. Chữa bệnh Gout với bài thuốc dân gian
Đậu xanh: Lấy khoảng 20g đậu rửa sạch rồi nấu với 500ml nước đến khi nhừ, không cho thêm gia vị ăn ngày 2 lần.
Lá lốt: Phơi khô 30g lá lốt, sắc với 500ml nước rồi để ấm ngâm chân tay để giảm đau nhức.
Nấm linh chi: Sắc 15g nấm linh chi xanh với 1 lít nước đến khi còn 300ml rồi uống. Duy trì uống liên tục khoảng 2 tuần, bạn sẽ thấy cải thiện các cơn đau.
Cây chó đẻ: Phơi khô 40g cây chó đẻ rồi lấy mỗi ngày một ít nấu nước sôi uống như trà để đẩy lùi bệnh Gout.
Với bài thuốc dân gian đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì thực hiện thì mới đạt được kết quả mong muốn. Đây là những nguyên liệu tự nhiên dễ tìm và an toàn cho sức khỏe.
Tập luyện bài tập thể dục để cải thiện bệnh Gout
- Bài tập cổ tay
Tác dụng: Được thực hiện nhẹ nhàng nhưng sẽ giúp khớp cổ tay được mềm mại, dẻo dai và giảm đau do Gout gây ra.
Cách thực hiện: Nắm chặt hai tay thành nắm đấm rồi từ từ xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ khoảng 30 giây. Thực hiện tương tự với tay kia.
- Bài tập lưng và cơ đùi sau
Tác dụng: Giúp máu được lưu thông, làm giãn cơ và giảm các cơn đau Gout cấp tính.
Thực hiện bài tập như sau: Ngồi trên sàn, hai chân duỗi thẳng ra phía trước, cúi người xuống và hãy cố gắng vươn mình về phía trước đến khi chạm vào ngón chân. Thực hiện tư thế này 5 lần mỗi ngày và giữ mỗi lần khoảng 10 giây.
- Bài tập giãn cơ
Tác dụng: Kích thích sự lưu thông máu và sự linh hoạt của cơ xương.
Cách thực hiện: Ngồi thả lỏng người rồi vắt chân phải qua chân trái, dùng một tay giữ chân vắt chéo, tiếp đó quay sang bên hông. Một tay quay ra phía lưng kết hợp hít thở khoảng 20 giây rồi đổi chân, xoay người tương tự. Luyện tập động tác này 5 phút mỗi ngày.
Trên đây là tổng hợp các kiến thức về bệnh Gout và những biến chứng nguy hiểm để các bạn biết thêm thông tin. Nếu thấy có các triệu chứng sưng đau tại vị trí các khớp, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế điểm thăm khám kịp thời nhé.