Những điều cần biết về bệnh Gout bạn không nên bỏ qua

benh-gout-va-nhung-bien-chung-2

Tại Việt Nam, căn bệnh gout được ví như là một căn bệnh nhà giàu vì nhiều quan niệm cho rằng chỉ những người khá giả, có điều kiện, ăn uống đầy đủ chẩ mới có thể mắc bệnh gút. Tuy nhiên, đó quan niệm sai lầm nhé. Bởi vì, bệnh sẽ không phân biệt ai cả dù họ như thế nào đi chăng nữa, nếu sống không có chế độ chăm sóc cơ thể hợp lý, ăn uống một cách khao học.

Với Tỷ lệ người mắc bệnh gout ngày càng có xu hướng gia tăng một cách chóng mặt và khó kiểm soát. Vậy căn bệnh đó là gì? Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh khó chịu này? Cũng như các triệu chứng nhận biết bạn có mắc phải bệnh gout này không? Tìm ra phương pháp điều trị đúng đắn nhất?… Tất cả sẽ được giải tỏa ngay trong bài viết dưới đây. Bạn đọc cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh gút (hay bệnh gout) là bệnh gì?

Bệnh Gout là một căn bênh viêm khớp xuất hiện ngày càng phổ biến ở nam giới trên 40 tuổi và phụ nữ sau mãn kinh, căn bệnh gây ra những cơn đau nhức dữ dội, ở các khớp tay, chân sưng lên làm ảnh hưởng đến quá trình vận động, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Đặc biệt, Gut thường ảnh hưởng đến khớp ở ngón chân cái là nhiều nhất.

Các cơn đau từ bệnh gút có thể diễn ra một cách đột ngột và tái phát nhiều lần theo thời gian, từ đó sẽ gây hại đến các mô trong các khu vực bị viêm nhiễm, sưng và gây ra những cơn đau nhức da dẵn kéo dài, làm ảnh hưởng sức khỏe rất nhiều. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm khác của căn bệnh để lại.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gút?

Theo các bác sĩ chuyên khoa về xương khớp cho biết về Bệnh gút ban đầu là do dư thừa axit uric trong máu. Được biết các Axit uric này được sản xuất trong cơ thể của quá trình phân hủy purin và được đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu qua thận.

Nếu quá nhiều axit uric được sản xuất, hoặc không đủ bài tiết, chúng có thể tích tụ và hình thành các tinh thể Urat gây ra viêm và đau ở các khớp chân, tay…

Một số nguyên nhân khác gây ra bênh gout:

  • Di truyền

Nếu tiền sử trong gia đình bạn đã có người mắc bệnh gút thì khả năng mắc bệnh gout cao 20% so với người bình thường. Đặc biệt đối với những người mắc bệnh này thường có nồng độ purin trong máu cao sinh ra nồng độ các axit uric cũng tăng theo. Nguyên nhân này, thì bệnh gout khó được xác định đúng và cách phòng ngừa hợp lý. 

  • Tuổi tác và giới tính

Đa số đối với căn bệnh gout này tỷ lệ nam giới sẽ dễ mắc bệnh hơn nữ giới. Bởi vì, người đàn ông sẽ hoạt động và sản xuất nhiều axit uric đồng thời chế độ ăn và chăm sóc cơ thể không hợp lý hơn người phụ nữ.

  • Chế độ ăn uống không điều độ

Nếu bạn thường xuyên sử dụng những thức ăn chứa nhiều chất đạm,chất béo, dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, hay cơ thể mất nước cũng sẽ làm nguy cơ mắc bệnh gút càng cao. Ngoài ra, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cũng là nguyên nhân gián tiếp hình thành bệnh gout.

  • Cơ thể bị nhiễm chì

Một nguyên nhân cũng không thể thiếu đó là cơ thể bạn có thể bị phơi nhiễm chì quá nhiều làm tăng khả năng bệnh gout khá cao trong những năm gần đây.

  • Béo Phì

Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút gấp nhiều lần so với người bình thường. Người béo phì thường có nhiều mô cơ thể hơn, điều đó có nghĩa là sản xuất nhiều axit uric như một chất thải chuyển hóa. Mức độ chất béo cơ thể cao hơn cũng làm tăng mức độ viêm và sưng khớp hơn.

  • Sử dụng một số loại thuốc làm tăng nguy cơ bệnh gút tấn công

Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa về xương khớp cho hay: “ một số loại thuốc có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng bênh gout tấn công nhiều hơn,nguy cơ tăng hàm lượng axit uric cao  trong máu ( điển hình như: thuốc lợi tiểu, thuốc aspirin..)” Cách tốt nhất mọi người nên hạn chế sử dụng các loại thuốc này nhé

Dấu hiệu và Triệu chứng bệnh gout?

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh gout hầu như luôn xảy ra đột ngột, thường đánh thức bạn vào giữa đêm với cảm giác ngón chân cái của bạn như đang bị bốc cháy. Các Khớp bị ảnh hưởng nóng, sung lên mức không thể chịu đựng được.

Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh mà còn gây ra không ít khó khăn cho sinh hoạt, đời sống hằng ngày và thậm chí là giảm đi năng lực lao động của người đó.

Các triệu chứng bệnh gout cho thấy người đó có thể mắc bệnh gut:

  • Đau khớp một cách dữ. Thông thường bệnh xuất hiện ở khớp của ngón chân cái trước tiên. Sau đó  lan rộng ra các vùng khớp khác như mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay. Cơn đau có thể kéo dài tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của người bệnh. Có người chỉ xảy ra các cơn đau chỉ vài giờ, có người đau kéo dài cả nửa ngày hoặc hơn thế mới dịu đi.
  • Dấu hiệu Khớp bị viêm, mềm và đỏ lên: Đây là dấu hiệu giúp bạn có thể dễ nhận biết nhất, quan sát từ bên ngoài khi thấy các khớp bị sưng lên, sờ vào thấy ấm nóng và đỏ ửng. Đặc biệt, nếu các bạn ấn vào vị trí sưng đó sẽ có cảm giác đau nhói và thấy mềm mềm như có mủ ở bên trong và có thể thấy khớp bị viêm sẽ to hơn với các khơp còn lại.
  • Phạm vi chuyển động hạn chế: Khi bệnh gút có dấu hiệu tiến triển không phiên giảm, càng ngày chúng sẽ cản trở cho bạn trong việc di chuyển hay hoạt động các khớp một cách khó khăn hơn. Đồng thời, căn bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hằng ngày của bạn.
  • Thời gian đau các khớp kéo dài: Tình trạng Khóp bị đau thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Các cuộc tấn công sau này có khả năng kéo dài lâu hơn và ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn.
  • Xuất hiện các hạt tophi ở quan khớp: Đến một giai đoạn nhất định nào đó, khi mà hàm lượng muối urat bị tích tụ quá nhiều trong khớp sẽ làm xuất hiện các hạt nhỏ li ti và những hạt này bạn có thể đẽ dàng nhìn thấy thậm chí sờ, và cảm nhận được chúng nổi đầy trên da được gọi là hạt Tophi. Khi xuất hiện dấu hiệu này người bệnh không chữa trị kịp thời dẫn sẽ dần ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt hạt tophi mọc nhiều, kích thước lớn hơn làm biến dạng khớp, khi chúng vỡ ra sẽ gây tàn phế khớp, khiến người bệnh  không thể di chuyển được.

Biến chứng để lại của bệnh gout gây ra

Nếu bệnh gout không được phát hiện và chữa trị kịp thời người bệnh sẽ phải đối mặt các biến chứng nguy hiểm mà tất cả mọi người không ai mong muốn điều này xảy ra cả, chẳng hạn như:

Bệnh gút sẽ tái phát

Với một số it số người trong những người đã mắc bệnh gout có thể không bao giờ gặp lại các triệu chứng bệnh gút. Bởi vì, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh gút có thể gây xói mòn và phá hủy các khớp của người bệnh

Khớp bị tàn phế vĩnh viễn

Bệnh gút nếu không được điều trị kịp thời và đúng lúc dẫn đến các tinh thể urate hình thành dưới da các hạt Tophi và lây lạn rộng các khu vực lân cận như ngón tay, bàn tay, bàn chân, khuỷu tay hay dọc theo lưng của mắt cá chân của bạn.

Các hạt tophi này sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và to dần chèn ép các mạch máu và dây thần kinh, gây các bệnh lý mạch máu và thần kinh ngoại biên. Và các trường hợp nặ ng hơn khiến phần da, phần cơ bao bọc chúng sẽ bị vỡ, rò rỉ muối urat khó khăn cho việc giúp vết thương mau liền tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn độc hại sẽ xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết. 

Ngoài ra , chúng còn có thể lắng đọng ở các cơ quan như thận, tim, mạch máu, màng não…vô cùng nguy hiểm cho người mắc bệnh gout này.

Nguy cơ mắc bện suy thận cực cao

Các bạn cũng biết rằng bệnh gút và bệnh suy thận là hai bệnh lý thường mắc song song ở bệnh nhân nhất. Thận là cơ quan đóng vai trò vô cùng quan trọng và là nơi trực tiếp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự lắng đọng của các axit uric tích tụ trong đường tiết niệu lâu ngày nguyên nhân gây ra sỏi thận, tắc ống thận và các trường hợp năng hơn khi dung thuốc điều bệnh gout dẫn đến  thận bị ngộ độc và nặng hơn là suy thận.

Tai biến và đột ngụy

Không những thế, ở nhiều bệnh nhân bị gút mãn tính lâu năm còn có nguy cơ bị đột quỵ,  tai biến cao hơn so với người bình thường. 

Lý do chính là các tinh thể urat này không nững lắng động ở đường tiết niệu gây ra suy thận, mà còn tích động ở những mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, gây ra những tổn thương trong hệ mạch, làm giảm lưu thông máu, viêm màng trong và cơ tim, tổn thương van tim, tích tụ ở mạch máu não… những biến chứng này khi phát hiện được thì cực kỳ nguy hiểm và khó điều trị, nhiều trường hợp còn dẫn đến tử vong vì phát hiện ra những biến chứng bệnh gút quá muộn màn.

Bệnh Gout có thể điều trị được không?

Theo các bác sĩ chuyên về xương khóp cho biết: Bệnh Gút là bệnh lý rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, quá trình chuẩn đoán và theo dõi bệnh phải chính xác và xác định mức độ của bệnh để đưa ra các phương pháp điều trị bệnh gout một cách hợp lý nhất.

Hiện trên các nhà thuốc toàn quốc có nhiều loại thuốc Tây giúp giảm đau, chống viêm rất nhanh chóng và giảm tình trạng khớp bị đau nhiều. Tuy nhiên, với các loại thuốc này chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh gút mà không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Để cơ thể được khỏe mạnh, điều quan trọng nhất người bệnh biết xây dựng cho mình một chế ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí, cũng như làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ, bệnh tật sẽ được đẩy lùi.

Chế độ ăn cho người bệnh gout phù hợp nhất

Không chỉ riêng đối với người mắc bệnh gout mà tất cả các loại bệnh hiện nay, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống,và chăm sóc cơ thể một cách phù hợp nhất. Việc có chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng của bệnh. Vậy bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tham tham khảo một số gợi ý sau:

Người Bệnh gout nên ăn gì?

Các thực phẩm giàu chất xơ như rau cải có màu xanh đam, cải xoăn, cải bó xôi, dưa leo

Uống nước đầy đủ: Đối với người bệnh gout bạn nên uống từ 2,5–3 lít nước mỗi ngày nhằm bổ xung lượng nước thiếu trong cơ thể, và loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể ra ngoài, giảm các axit uric trong máu. (đặc biệt các loại nước khoáng có tính kiềm cao, không có ga nhé)

Dùng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng để thau thế các loại đầu nấu ăn thông thường nhằm giảm bớt lượng chất béo và tốt cho người bị bệnh hơn.

Trong các bửa ăn nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ nhằm giảm các purin có trong máu .

Người bệnh gout kiêng ăn gì?

Người bệnh gout cần lưu ý khong nên dung các loại thực phẩm có lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt bò, tôm, cua, ghẹ, thịt gia cầm, các loại hải sản…các loại thực phẩm này dễ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh gout cấp tính cực cao.

Một số loại rau không tốt cho người bệnh gout là rau bina, cải bắp, măng tây và nấm.

Tránh các loại hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, đồ ăn đống hộp trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.

Nếu bạn không muốn tình trạng bệnh càng tầm trọng nên tuyệt đối nói không với rượu bia, thuốc lá.

KẾT LUẬN:

Trên đây là một vài thông tin về bệnh gout như bệnh gút là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh bệnh gut hiệu quả…. Hy vọng, bài chia sẻ này sẽ giúp người bệnh hay người thân của bạn hiểu rõ hơn bệnh gout để từ đó có cách xử lý, phòng tránh, bảo vệ sức khỏe cho người thân cũng như chính bản thân của bạn.

Phùng Hưng

Phùng Hưng

Hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe đối với mỗi người, tôi hi vọng những thông tin mà mình cung cấp sẽ giúp mọi người có thêm nhiều bí kíp để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình thật tốt.

      Chăm Sóc Health
      Logo